Nâng mũi kiêng ăn gì và trong bao lâu là câu hỏi mà nhiều người vẫn băn khoăn để tốt nhất cho mũi. Một ca phẫu thuật nâng mũi có thành công hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn chăm sóc hậu phẫu. Cùng tìm hiểu những lưu ý về thực phẩm trong bài viết sau nhé.
Nâng mũi kiêng ăn gì?
Để hạn chế những biến chứng không đáng có và mang đến chiếc mũi xinh toàn diện nhất sau quá trình nâng mũi, bạn nên lưu ý những thực phẩm sau:
-
Nhóm thực phẩm cứng:
Sau khi phẫu thuật, người nâng mũi thường nên hạn chế thức ăn cứng, khó tiêu hóa, khó nhai vì sau nâng mũi, cơ thể thường mệt mỏi, nếu ăn những thức ăn khô cứng sẽ làm tâm trạng không tốt, ảnh hưởng đến việc hồi phục vết thương. Bạn nên ăn cháo loãng, súp để tránh xương hàm và cơ mặt vận động nhiều sẽ gây đau nhức.
-
Nhóm thực phẩm gây sẹo lồi, gây thâm vết thương:
Đặc biệt cần chú ý khi trả lời thắc mắc: nâng mũi kiêng ăn gì? Đó là nên tránh thực phẩm gây sẹo, thâm.
Rau muống: Rau muống là một trong những thực phẩm đứng đầu tuyệt đối tránh xa khi bạn bị bất cứ vết thương gì. Rau muống ăn sẽ sản sinh ra lượng lớn collagen làm đầy vết thương, dễ gây sẹo lồi mất thẩm mĩ. Đây là loại rau nên kiêng hoàn toàn cho đến khi mũi ổn định và lành lặn.
Thịt gà, thịt bò và đồ nếp: Thịt gà có thể gây ngứa, dị ứng ở một vài người nhạy cảm và khiến vết mổ sưng lâu hơn. Ăn nhiều thịt bò cũng sẽ dễ để lại sẹo thâm, da không đều màu, mất thẩm mỹ. Và đồ nếp thì có tính nóng, rất dễ gây nhiễm trùng, làm chậm tiến trình hình thành da non của vết thương, kéo dài thời gian lành vết thương.
Hải sản: Tuy giàu protein và khoáng chất nhưng hải sản chính là nguyên nhân gây dị ứng, tấy đỏ và ngứa ngáy. Đây là một trong những thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi.
-
Nhóm thực phẩm có chứa chất kích thích, lên men:
Khi nhắc đến phẫu thuật nâng mũi kiêng ăn gì, chúng ta không thể bỏ qua nhóm thực phẩm này. Nước ngọt có ga, thuốc lá, bia, rượu, … cần hạn chế vì dễ làm vết thương đau và khó lành. Các loại đồ chua, lên men như dưa muối, kim chi, cà muối, giá ngâm,.. khiến vết thương sưng đau và mưng mủ. Các loại gia vị đậm như hành tỏi, ớt cũng nên kiêng.
-
Nhóm thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao:
Thức ăn nhanh, dầu mỡ, bơ, sữa nguyên kem,… không tốt cho hệ tiêu hóa vì gây khó tiêu, khó chịu cho vùng mũi. Bánh kẹo ngọt cũng dễ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm khuẩn vết thương.
Thực phẩm khuyên dùng sau nâng mũi
Ngoài câu hỏi “Nâng mũi nên kiêng gì?” thì sau khi phẫu thuật nâng mũi nên bổ sung những thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm giàu protein:
Nên ăn nhiều thịt nạc, trứng, sữa, phô mai, đậu phụ,… giúp vết thương mau lành. Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng dồi dào, tái tạo mô nhanh chóng, vết thương chóng lành.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin đặc biệt là vitamin A và C:
Cà rốt, đu đủ, cam, khoai lang, rau có màu xanh đậm,… tăng sức đề kháng bản thân sẽ làm quá trình hồi phục nhanh chóng hơn và những tế bào tốt sẽ phát triển hơn, làm mềm, làm phẳng và mờ dần cácvết sẹo. Các loại quả mọng, có nhiều nước như nho, lựu, dâu tây, việt quất, mâm xôi,…làm quá trình lên da non nhanh, mau liền sẹo.
Nhóm ngũ cốc, hạt:
Những món ăn chế biến từ đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa,… cũng rất tốt cho việc phục hồi sau nâng mũi.
Bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả:
Sau nâng mũi hay sau một ca phẫu thuật nào đó, cơ thể thường gặp phải tình trạng mất nước nên bổ sung nước là điều cần thiết. Uống đủ nước giúp cho vết thương phục hồi nhanh, đồng thời thanh lọc những chất độc trong cơ thể, bôi trơn các khớp, giúp khớp khỏe mạnh, mũi mau lành và đẹp hơn. Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường tiêu hóa cũng là điều cần thiết.
Nên kiêng ăn sau nâng mũi trong bao lâu?
Tùy theo cơ địa mỗi người và phương pháp kiêng tự chủ hiệu quả mà thời gian nghỉ dưỡng sau nâng mũi sẽ khác nhau. Bạn nên kiêng ăn trong vòng 1 tháng cho đến khi mũi ổn định hẳn, đạt hiệu quả cao nhất trong việc phẫu thuật. Bạn càng kiêng đúng cách thì mũi sẽ nhanh hồi phục và như mong muốn. Những tháng sau bạn chỉ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước là chiếc mũi sẽ ngày càng đẹp và ưng ý.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những chế độ sinh hoạt, vận động để tránh ảnh hưởng đến chiếc mũi vừa phẫu thuật như hạn chế nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật, va chạm mạnh hay gãi, đè lên vùng mũi, giữ mũi luôn khô ráo và sạch sẽ.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết nâng mũi kiêng ăn gì sau khi phẫu thuật để tránh trường hợp nhiễm trùng hay biến chứng. Hãy nhớ việc chăm sóc tốt sau phẫu thuật quyết định tới 30% thành công của ca phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm:
Profhilo – Phương pháp tiêm căng bóng & hồi sinh làn da
[...]
Combo cắt mí và dịch chuyển dây chằng góc mắt cho chị gái U43| Nari Cần Thơ
[...]
Phun xăm chân mày đẹp và top 5 câu hỏi thường gặp của chị em
[...]
Địa chỉ thẩm mỹ má tại Cần Thơ bạn nên biết
[...]
3 quan điểm sai lầm thường gặp của chị em về cắt mí mắt
[...]
Filler – Làm đầy vùng mặt là gì? top 1 làm đầy vùng mặt tại Cần Thơ
[...]